Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán | Câu đối tết - Tết cổ truyền Việt Nam
Breaking News
Loading...

Friday, January 3, 2014

Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay tết ta, tết âm lịch, tết cổ truyền đều gọi chung lại là tết, đó là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa - tinh thần của người dân Việt Nam.
Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).


tet-nguyen-dan
Tết là dịp để các gia đình sum họp bên nhau
Hàng năm, tết thường được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo lịch âm của Việt Nam. Trong những ngày tết, các gia đình thường sum họp bên nhau, cùng nhau chúc tết, hỏi thăm người thân, mừng tuổi, thờ cúng tổ tiên...Theo phong tục tập quán ở các vùng miền khác nhau.

Nguồn gốc ra đời của Tết Nguyên Đán

Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành.[3] Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".
Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc chính của tết nguyên đán xuất phát từ khá xa xưa ở Trung Hoa. Cũng dễ hiểu vì thời gian đó, Trung Quốc và nền văn hóa Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đại bộ phận các nước Đông Á. Việt Nam cũng đã nằm dưới ách thống trị của người Trung gần 1 thế kỷ nên việc ảnh hưởng là không tránh khỏi.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). Từ năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7.

Các giai đoạn của Tết Nguyên Đán

Chắc hẳn là ai cũng đã tận hưởng trọn vẹn không khí của một ngày tết rồi. Nhưng không phải ai cũng có thể nắm được một cách hoàn chỉnh các giai đoạn chính của Tết Nguyên Đán. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách tóm lược về các giai đoạn chính của Tết Nguyên Đán nhé. (Chi tiết hơn thì mình sẽ trình bày trong các bài khác)
Thường thì cứ đến gần tết, khoảng 2-3 tuần trước tết cũng là lúc mọi người gấp rút hoàn thành những công việc còn dang dở xong trước tết. Và thời gian này cũng là lúc để mọi người chuẩn bị sẵn sàng cho những ngày lễ tết, thường thì chúng ta sẽ gọi những ngày này là đi sắm tết.
Mọi người thường quét dọn, trang trí nhà cửa, treo câu đối tết, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ

1. Cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.


2. Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa

3. Giao thừa


Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến
Về việc cúng giao thừa mình sẽ nói đến trong các bài tiếp theo.

4. Ba ngày tân niên
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Lời Kết:
Và còn rất nhiều điều nữa về tết nguyên đán mà các bạn mới chỉ nghe qua và được biết đến chứ chưa thực sự nắm được một cách rõ ràng nhất. Hẹn gặp lại trong các bài tiếp theo để cùng mình tìm hiểu một cách rõ nét hơn về Tết Nguyên Đán nhé.
Trong bài có sự dụng nhiều nguồn tài liệu và wikipedia


google+

linkedin

About Author
  • Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio sem nec elit. Sed posuere consecteturDonec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio sem nec elit. Read More

    0 comments:

    POST A COMMENT

     

    Gallery

    About Us

    Câu đối Tết Việt - Cung chúc tân xuân!


    Cứ mỗi độ tết đến xuân về là lúc lòng người hướng về gia đình, hướng về quê hương đất nước. Cùng hòa quyện vào không khí xuân đang tràn ngập trên khắp phố phường.
    Blog Câu đối Việt kính chúc tất cả các bạn có một năm mới an khang - hạnh phúc!